Công nghệ RFID quản lý tự động hóa thư viện được áp dụng lần đầu tiên tại Việt Nam vào những năm 2000. Tuy nhiên, ở thời điểm này chi phí phải trả cho công nghệ này quá đắt đỏ, vượt ngoài tầm của đa số các thư viện trên cả nước. Cho đến nay, kinh tế phát triển, vốn đầu tư không quá nhiều, công nghệ này được sử dụng nhiều tại các thư viện lớn ở các trường đại học, thư viện lớn thành phố,…
Tham khảo thêm
-->>> Quản lý kho hàng bằng công nghệ RFID một cách thông minh, hiệu quả
-->>> Công nghệ RFID – Dây chuyền sản xuất thông minh
Thực trạng quản lý thư viện truyền thống
– Lưu trữ tài liệu không hiệu quả và tốn thời gian
– Sắp xếp tài liệu dễ bị lộn xộn, thậm chí bị thất lạc
– Việc tiếp cận thông tin của tài liệu tốn nhiều thời gian
– Hệ thống quản lý thiếu chặt chẽ làm cho tài liệu thiếu tính bảo mật
– Độ trễ quản lý của tài liệu không hợp lệ
Ưu điểm khi sử dụng công nghệ RFDI
– Không cần tiếp xúc vật lý trực tiếp với sách, công nghệ RFID quản lý tự động cho phép quét được mã ở những khoảng cách xa từ vài mét đến vài chục mét.
– Nhận diện dữ liệu an toàn, độ an ninh cao. Với công nghệ mã vạch, mỗi con tem chỉ cho phép nhận diện thông tin tài liệu. Nếu muốn chống trộm, người dùng phải sử dụng thêm tem từ của hệ thống an ninh EAS. Trong khi đó công nghệ RFID quản lý tự động hóa thư viện cho phép thực hiện cùng lúc cả hai yếu tố trên.
– Mượn/ trả nhiều sách cùng lúc. Ở cách quản lý thư viện bằng công nghệ mã vạch bạn sẽ phải quét mã lần lượt từng quyển sách khi muốn mượn hoặc trả. Nhưng với RFID bạn có thể cùng một lúc quét nhiều mã một lần. Công nghệ RFID quản lý tự động giúp tiết kiệm được rất nhiều thời gian trong công tác quản lý.
– Thẻ RFID có độ bền cao. Thẻ RFID có độ bền cao hơn so với các con tem mã vạch. Các nhà sản xuất thẻ RFID cam kết sau khi gắn thẻ lên sách có thể sử dụng lên đến 100.000 lượt mượn/trả trước khi hỏng.
So sánh Công nghệ RFID và Công nghệ mã vạch
– Tuổi thọ dài hơn, dung lượng lưu trữ thông tin lớn hơn, độ bền tốt hơn
– Khoảng cách đọc và ghi dài hơn, tốc độ nhanh hơn, có thể được xác định trong chuyển động
– Có thể đọc thông tin nhiều thẻ cùng một lúc
– Bảo mật dữ liệu. Dữ liệu có thể cập nhật, điều chỉnh theo môi trường xấu
Thiết bị sử dụng trong hệ thống công nghệ RFID
1. Thẻ RFID (Thẻ tài liệu / Thẻ vị trí)
Trước khi trưng bày sách ra các kệ tủ cho bạn đọc thì cần phải gắn thẻ RFID. Thông thường các loại thẻ dành cho sách thường có hình vuông hoặc hình chữ nhật. Bên dưới những thẻ này có gắn chip phát sóng vô tuyến.
2. Trạm thủ thư (lập trình và lưu thông mượn trả)
Các đầu sách sau khi được gắn thẻ sẽ được lập trình thông tin trên chip ở mỗi thẻ RFID. Đây là cơ sở để các thiết bị khác trong hệ thống đọc được thông tin này. Ngoài ra, đây là nơi bạn đọc mượn/ trả sách hoặc cần giải quyết các vấn đề phát sinh. Lúc này thủ thư chỉ cần dùng máy quét RFID cùng phần mềm liên quan để thực hiện giao dịch mượn/ trả sách.
3. Trạm tự mượn/trả sách
Tại đây, một màn hình cảm ứng hoạt động như một máy tính chạy phần mềm cho phép bạn đọc tự mượn/ trả sách mà không cần đến sự trợ giúp của thủ thư.
4. Thiết bị thu tín hiệu RFID
Công nghệ vô tuyến vượt trội RFID, đầu đọc cố định FX 7500 thiết lập một tiêu chuẩn hiệu năng mới – mang lại hiệu năng cao nhất mọi lúc, mọi nơi bởi độ nhạy và đầu đọc tuyệt vời: Khả năng đọc ổn định, chính xác và tốc độ đọc nhanh ngay cả trong môi trường bị nhiễu với chi phí thấp hơn cho mỗi điểm đọc.
5. Cổng từ an ninh
Cổng an ninh hoạt động dựa trên nhận dạng sóng vô tuyến. Do vậy, khi một đầu sách được dán thẻ RFID đã được kích hoạt đi qua cổng, chuông báo sẽ reo. Chức năng chống trộm của cổng an ninh bị vô hiệu hóa khi sách được mượn tại trạm thủ thư hoặc các trạm có chức năng mượn sách tự động.